C
|
ái
lạnh se se ngoài trời nhắc nhở tôi rằng đã gần hết năm cũ. Bên nhà, đây là
khoảng thời gian vào chạp . Lòng mình xao xuyến, nôn nao khôn tả, nhớ thương
quê hương vô cùng!
Ngày xưa ấy, mình lớn
lên nơi làng quê nhỏ bé cho nên hương đồng cỏ nội đã thấm vào da thịt và tâm
hồn mình. Bởi vậy, dù sinh sống ở bất cứ
nơi đâu, mình cũng vẫn không thay đổi cái nếp sống chân tình của những người
dân quê “ăn chắc mặc dầy” . Nói chung, hầu như mỗi người dân Việt Nam
mình đều có thừa tính nhẩn nại, chịu đựng, kiên nhẩn vượt khó trong gian nan,
luôn luôn phấn đấu vươn lên. Họ đi tìm
hạnh phúc bằng chính đôi tay và khối óc chân chất, thật thà. Hương vị đậm đà
của làng quê vào những ngày Tết có lẽ vẫn còn phảng phất và luôn bàng bạc trong
tâm tư của mọi người, mặc dù lớp bụi thời gian đã phủ một lớp thật dầy bởi
những hư hao, mất mát đã chất chồng theo năm tháng. Dù bị nếm trải những nghiệt ngã quá nhiều
nhưng sợi dây vô hình ràng buộc với quê hương sẽ mãi mãi bền chặt trong chúng
ta.
Mỗi năm Đông tàn Xuân
trở giấc
Nghĩ về cố xứ dạ bâng
khuâng
Quê hương xa thẳm ngùi
thương nhớ
Kỷ niệm đua về theo
bóng Xuân.
Năm Rồng đã qua đi thì
năm Rắn tự nhiên đến. Tỵ là chi thứ sáu
trong mười hai con giáp. Tỵ thuộc Hoả ở Đông Nam . Tỵ còn đồng nghiã với dĩ, có nghiã là chấm dứt. Ngoài ra, người xưa còn nói từ 10 đến 12 giờ
thì gọi là giờ Tỵ và năm nay được gọi là năm Quý Tỵ .
Nói đến chuyện rắn,
chúng ta nhớ đến bài thơ “Rắn đầu biếng học” hết sức súc tích, tràn đầy ý nghiã
của ông Lê Quý Đôn (1726-1784):
Chẳng phải liu điu cũng
giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng
ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau
lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ
cha
Ráo mép chỉ quen tuồng
nói dối
Lằn lưng cam chịu vết
roi da
Từ rày Trâu Lỗ chăm
nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng
thế gia.
Sau những ngày làm việc
vất vả trong năm, dù bất cứ ở nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, mình thiển nghĩ
khi Tết đến Xuân về, mọi người không nhiều thì ít cũng sắm sửa, trang hoàng nhà
cửa, vì chúng ta là con Hồng cháu Lạc, đều cùng chung một ý nghĩ là giữ gìn văn
hoá và truyền thống tốt đẹp của ông bà mình để lại. Bởi vậy, ngày hai mươi ba
tháng chạp, nhà nhà đều không quên làm lễ tiễn ông Táo về Trời và cầu xin Thần
Táo phù hộ cho quốc thái dân an và gia đình mình đuợc bình yên, hạnh phúc trong
năm mới .
Tết còn là dịp để con
cháu tỏ lòng biết ơn đối với các đấng tiền nhân và ông bà, cha mẹ . Cho nên
việc cúng kiếng trong ba ngày Tết rất là quan trọng. Trong thời buổi nhiễu nhương, những gia đình
eo hẹp về tài chánh cũng đừng mặc cảm nếu cỗ bàn chưa thịnh soạn lắm. Không ái náy vì hương của hoa thơm trái ngọt
tuy đơn sơ nhưng sẽ rất đậm đà, ông bà sẽ thông cảm mà chứng giám bởi trong tâm
chúng ta luôn gởi hết tâm tư để tỏ lòng thành kính.
Gần bốn mươi năm nay,
số đông đồng bào sống nơi hải ngoại đã phải trải qua nhiều cái Tết tha hương mà
vẫn luôn hướng về đất Tổ xa cách nghìn trùng. Ôi nhớ quá từng lũy tre làng,
khói lửa bập bùng quanh nồi bánh tét, ngọn gió heo may nhè nhẹ lướt làm ta nao
nao chờ đợi từng giờ để mừng đón giao thừa. Chúng ta đón Tết xa nhà, chắc hẳn
không thể tránh được niềm xúc cảm nghẹn ngào giữa phố đông người qua mà sao gần
như ta cảm thấy quá cô đơn vì sự thờ ơ của người khác xứ, hơi tủi thân vì những
cử chỉ và lối suy nghĩ của họ thiếu đồng điệu với mình.
Cũng bởi nơi đây trời
xa đất lạ
Mồng một mà hương Tết
lạnh lùng Xuân
Dù trên phố đông người
qua xuôi ngược
Chỉ riêng mình nhớ xứ,
lệ trào dâng.
Trăng lưỡi liềm treo
lững thững trên không hình như lung linh hơn theo làn gió Xuân nhè nhẹ len vào
trong tôi những cảm giác lâng lâng khi nhớ về những kỷ niệm ngày Xuân nơi làng
quê xa thẳm.
Chúa Xuân ơi, trăng
Xuân như sắp tỏ
Cành mai vàng rạng rỡ
khắp trời Nam
Chúa Xuân ơi, xin đến
một ven trời
Cho màu mỡ luống cày
xanh tươi thắm
Xuân năm nay mây hồng
bay khắp lối
Hạnh phúc tràn Âu Lạc
sáng niềm tin
Những khó khăn lùi dần
trong bóng tối
Đào Mai cười phơi phới
ánh bình minh.
Sinh hoạt văn nghệ của Trường THCL Kiến Hòa. |
No comments:
Post a Comment