Huỳnh Tấn Kim
Khánh
B
|
uổi chiều mùa đông
buồn. Thu mình một góc phòng giáo viên im ắng khi mọi người lên lớp, tôi đọc
lại bài thơ. Lượt cuối đọc thành lời.
Từng tiếng thơ phải đọc
thủ thỉ dịu êm vì là thư tình - đang nói với người yêu dấu mà. Nhưng ở đây
không là giọng ngâm, giọng hát mật ngọt của tình yêu. Mà là hiện thực trần
trụi, khắc nghiệt của quê hương mình, đất nước mình hiển hiện trên những bức
tranh loang lổ sắc màu: màu nhờn nhợt của lương tri, màu đỏ rực của của chiến tranh,
màu đen thẫm của địa ngục trần gian - những vệt màu tác giả đã nhìn thấy, cảm
nhận suy tư và chiêm nghiệm.
Quê hương mình bao miếng
đất đã bị khai quang, dưới tiếng phi cơ rền trời, và cuối vùng đất xa nào đó có
mấy thân xác quặt què vì hơi ngạt của bom.
Tim tôi rung lên
Anh mới thấy mẹ cha mòn
nước mắt
Anh mới thấy cuộc đời
không thơm nồng
Bữa cơm vo mẹ hốt từng
nắm gạo chắt lại đi nửa nắm để dành, dù phần cơm thiếu đi vài chén
Buổi trưa cho không còn
báo để đọc
Tim tôi thắt lại.
Gian phòng bỗng như bị
hút hết không khí. Ngoài khung cửa, chùm rễ cây si im lìm buông thỏng, nhưng
chiếc lá bay nhẹ. Sân trường vàng vọt nắng, lành lạnh theo từng gợn gió phả từ
mặt hồ Chung Thủy mờ sương…
Khoảng một tháng sau,
Giai phẩm mùa Xuân Trung học Kiến Hòa Canh Tuất 1970 in xong. Phòng báo chí nhà
trường tổ chức phát thưởng, đặc biệt cho hai giải. Văn với bài “Thì thầm trong
đêm” của Mạc Thảo. (Em gái này đã khóc, không lên nhận giải - hai mươi năm sau
tôi mới hiểu nguyên do). Còn thơ, bài “Thư tình học trò”.
Bài thơ ghi bút danh
Phan Thế Huỳnh Hà - của em Phan Thế Hùng, lớp 11A5 tôi dạy văn năm đó. Tài hoa
trong nghệ thuật và tư tưởng tiến bộ ở lứa tuổi 17 làm tôi kinh ngạc lẫn mến
yêu. Còn nhớ em, chàng trai trẻ có khuôn mặt hiền hòa, đôi chút cương nghị, học
văn khá, ít nói. Phải chăng mọi suy nghĩ, em đã thu liễm tận đáy lòng, để có
dịp là vút lên trong văn chương.
Hơn bốn mươi năm, một
nửa đời người rồi… Mỗi năm vào cuối đông, hè phố đầy báo xuân, tôi về giở lại
Giai phẩm mùa Xuân Trung học Công lập Kiến Hòa 1970 - giấy đã ố vàng, có trang
dòn sắp nát, được đọc “Thư tình học trò”.
Thơ văn học trò lay động
lòng thầy. Hơn bốn mươi năm, tôi cố tìm em mà không chút tin tức. Em từng viết
trong “Tâm bút cho bạn bè”, cũng đăng trên báo xuân năm ấy: “Năm sáu năm rồi
mình đã sống trong mái trường Kiến Hòa thân yêu này, từng nghe một ông thầy,
một cô cho một điều phải, cho một con đường đi nào đó phải không? Trong con
đường đã vạch ấy, mầy đã chọn, tao đã chọn để rồi bây giờ dần tách ra xa, xa
dần mãi”.
Lẽ nào cứ “tách ra xa,
xa dần mãi” hỡi em?
Minh họa: S. Thống. |
No comments:
Post a Comment