05/12/2013

Vai trò và địa vị người thầy


             Huyền Hạc

Cây phượng, mấy đời...


Câu “Lương sư hưng quốc” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được dùng làm ý hướng, mục tiêu của nền giáo dục. Nhưng là gì? Chúng ta phải hiểu chữ như thế nào cho đúng nghĩa?
            Thời Tam quốc, khi Trung Nguyên bị tam phân thiên hạ thành thế chân vạc, nếu không có Quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng thì dễ gì Lưu Bị giữ vững Ba Thục Tứ Xuyên. Ở Việt Nam, nếu không có La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra tay phò tá thì Quang Trung Nguyễn Huệ khó có đủ cơ mưu điều binh thần tốc để đánh bại 20 vạn quân Thanh. Đó là những bậc thầy không thể thiếu trong quân.
            Trong xã hội loài người, nhờ việc góp tay đào tạo con người, nền giáo dục nói chung và vai trò nhà giáo nói riêng, đã làm cho xã hội cải thiện mặt tinh thần và cải tiến đời sống vật chất ngày một nhiều, ngày một sung mãn thêm. Các thế hệ thầy giáo nối tiếp nhau, trao truyền ngọn đuốc văn minh cho các thế hệ học trò. Nhờ vậy, bộ mặt xã hội  luôn đổi mới và loài người  ngày một hạnh phúc hơn.
            Edmund About đã nói: “ Ai trồng được một cái cây, kẻ đó có công. Người thợ mộc hạ cây xuống, xẻ gỗ đóng thành cái bàn cái ghế, kẻ đó có công. Hai người này có công vì đã tạo ra sản phẩm tiện ích cho xã hội. Nhưng người có công lớn nhất là người đặt đứa bé ngồi lên chiếc ghế và dạy dỗ nó”. 
            Địa vị của nhà giáo trong xã hội ngày xưa: Địa vị kẻ sĩ thăng trầm tùy theo quan niệm của từng triều đại. Đời Chu, Hán, kẻ sĩ được trọng vọng nhất. Tần Thỉ hoàng thượng tôn võ bị, dùng bạo lực thôn tính và khuất phục các lân bang, không tôn trọng học thuật nên kẻ sĩ được xếp thứ 12 trong xã hội, sau thầy chùa và gái điếm. Chủ trương “đốt sách chôn học trò” (phần thư khanh nho) được triệt để áp dụng thì vai trò của ông thầy có ra cái cóc khô gì !
            Từ một suy nghĩ cụ thể và thiết thực, chúng ta đi đến một kết luận là phải đề cao vai trò và nhớ ơn các thế hệ thầy cô đã chuyền tay nhau rèn cập, dẫn dắt con em nên người trong tinh thần vươn tới cứu cánh chân, thiện, mỹ.
            Mục tiêu của giáo dục là tự sửa mình và cải tạo xã hội xung quanh.  Đó là quan niệm thứ, phú, giáo của Nho sĩ lúc nhập thế hành đạo. Phân tích hai câu liễn khắc của anh Nguyễn Đăng Phu trước cổng Trường Trung học Kiến Hòa ngày xưa:
                                    “Hàm dưỡng nhân luân minh tuấn đức,
                                    Hoằng khai khoa học tác tân dân.”
            (Tích lũy và nuôi dưỡng nhân luân (đạo làm người) để làm sáng cái đức rạng rỡ của Thuấn Nghiêu; Mở mang sâu rộng nền khoa học để làm cho con người luôn mới mẻ).
            Chúng ta biết rằng tôn chỉ của nhà trường là rèn luyện và tạo con người thành một cá nhân hoàn thiện và trao truyền, vun bồi kiến thức khoa học để giới trẻ lấy đó làm hành trang đi vào cuộc sống với vai trò cải tiến và cải thiện xã hội. Có nhiều phương thế để dạy nhưng nổi bật nhất là ngôn giáothân giáo. Dùng lời nói truyền đạt kiến thức là ngôn giáo. Ngọn đuốc kiến thức được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ lối giáo dục này. Càng ngày chúng ta càng tích lũy được nhiều điều hiểu biết tổng hợp của nhân loại. Nhờ vậy, có thể nói rằng, qua thời gian, chúng ta là những người tí hon đứng trên vai người khổng lồ.  Chúng ta bước tới nấc thang cuối cùng trên đỉnh núi chót vót và phóng tầm nhìn xa khắp bốn phương.

            Còn nữa, người thầy lấy mình làm gương để dạy trẻ những giá trị tinh thần. Muốn khuyên ai theo đức tính gì, điều cần thiết nhất là chính mình phải có đức tính đó trước đã. Đó là thân giáo. Ngôn giáo thì ai làm cũng được nhưng thân giáo thì khó vô cùng.

No comments:

Post a Comment