Huỳnh Thanh
Quang
Chuyến
du lịch trong ngày về bãi biển Hàng Dương (xã Thạnh Hải, Thạnh Phú, Bến Tre) do
thầy Trương Thọ Lương làm trưởng đoàn. Trên xe có 30 người, trong đó hầu hết là
các cựu học sinh Trường Trung học công lập Kiến Hòa.
Về quê biển
Từ thành phố Bến Tre, xe chạy chừng 30 phút đã qua khỏi thị trấn Mỏ Cày Nam .
Chúng tôi dừng lại điểm tâm tại quán cháo lòng Bảy Nhạn, bên trái quốc lộ 57.
Cháo lòng ở đây 25.000 đồng một tô, nấu rất ngon. Trong quán có trên 20 bàn thì
sáng nay, hầu hết những người khách ngồi đây đang chuẩn bị đi Thạnh Hải. Quán
đông vui, tấp nập…
Trước
năm 1975, Thạnh Hải thuộc xã Thạnh Phong (huyệnThạnh Phú, Bến Tre) – đầu cầu
tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam .
Vùng đất ven biển Đông này cách thành phố Bến Tre khoảng 70 km. Cô bạn đi cùng
hỏi tôi: “Thạnh Hải có những bãi biển nghe nói êm đềm, hoang vu nhưng tại sao
phải hơn ba chục năm sau 1975, du khách mới đến nhiều với Thạnh Hải?. Đáp:
“Trước năm 2000, đường sá về vùng ven biển này rất bầm dập, đường sâu vào xã là
những con lộ giồng cát bỏng, xe đạp chạy đã…lún bánh xe cùng xa xa là những
ngôi nhà lá đơn sơ, rất nghèo…”.
Xe đến ngã ba Thạnh Hải - Thạnh Phong |
Bãi biển Hàng Dương (Thạnh Hải) |
Giờ đây, từ thành phố Bến Tre, du khách lên xe du lịch và
chừng sau hai tiếng đồng hồ là có thể đến được Thạnh Hải. Tại đây, bộ mặt xã
hội đã thay đổi rất nhiều, hai bên đường có rất nhiều ngôi nhà tường cấp 4 trở
lên với trên nóc nhà có chảo thu sóng truyền hình Vinasat. Những địa danh một
thời rất bí mật, hoang vu trước năm 1975 lần được… bật mí, trong đó phải kể đến
dự án “ Đường cồn Rừng” dẫn vào Hồ Cỏ - trung tâm của Thạnh Hải – đã được tỉnh
Bến Tre đầu tư xây dựng khang trang và đường ra cồn Tra, cồn Bững – nơi đang có
hai tụ điểm du lịch biển là Tây Đô và Hàng Dương của Thạnh Hải – tuy đường hẹp
hơn nhưng cũng đã được tỉnh đầu tư xây dựng thông thoáng đến sát biển.
Tôi trở lại Thạnh Hải vào cuối tháng 8-2013. Dưới
ánh nắng chói chang và biển cả mênh mông, có trên 1000 du khách đã đến đây còn
nơi giữ xe trên bãi biển, xe hai bánh, bốn bánh gởi xe san sát nhau, chật ních.
Số người nói trên so với một xã heo hút như Thạnh Hải quả thật đông đúc, xôn
xao. Tôi sáp vào một bàn có nhiều người bạn quen đang ngồi tại bãi biển Hàng
Dương. Làm vài ba ly rồi tôi mới từ từ
hỏi:”…Động cơ nào thúc đẩy mấy bạn đến đây?”.
Đáp gọn hơ: “Ngồi nhậu mát, mồi là đặc sản biển nhưng rẻ”. Một ông bạn ngồi kế bên tôi thì nói “sâu sâu”
hơn: “Dù là thành phố trẻ Bến Tre nhưng giờ dân số cũng quá đông rồi, ồn ào
lắm. Về đây, ngồi ngóng biển, nhậu chơi rồi chiều chiều, thông thả trở về. Đi
một mạch xe đã qua cầu Hàm Luông”.
Theo
chương trình, xe chúng tôi phải về lúc 13 giờ nên anh tài xế phải chạy ra chạy
vào, thương lượng với các tài xế bạn để được de đầu xe ra trước mà cũng thật
khó khăn, chiếc bốn bánh của chúng tôi mới lăn bánh được. Trong lúc chờ xe ra,
tôi càng bất ngờ khi thấy bên cạnh có rất nhiều xe mang biển số 50…, tức từ
thành phố Hồ Chí Minh xuống đây. Lúc đó, trong tai tôi vẫn nhớ mang máng lời của một du khách: “Đi không xa lắm nhưng
vẫn có thể thấy biển. Ở đây không bị “chặt chém” quá mức như mấy chỗ khác. Tại
đây cũng không có muỗi, nước không tanh mùi bùn như nhiều bãi biển khác tại ven
biển đồng bằng sông Cửu Long”. Ừ, ra vậy nhưng thu hút được khách về đây, công
lớn thuộc hệ thống giao thông nông thôn liền mạch tại Bến Tre.
Để giữ mãi dòng du khách?
Bãi
Tây Đô bên cạnh bãi Hàng Dương do một tư nhân đầu tư xây dựng nên việc đón
khách đến đây tương đối ổn định. Còn bãi Hàng dương, nơi khách đến đông hơn thì
thấy nhuếch nhác, lộn xộn như cái chợ bán hàng thủy sản ven biển Đông. Tại đây,
ngoài một số dù che trông khá hiện đại, số vị trí còn lại là tự phát với những
tấm vải mủ được căn lên, san sát nhau. Dưới những bóng mát đó, người ta bán
nghêu, sò, ốc các loại, ghẹ, tôm, cua, mực tươi…Cứ mua hàng thủy sản rồi nhờ
người bán nấu nướng, trả tiền công cho họ (vài chục ngàn đồng) và ngồi ăn, uống
nơi gần đó. Cụ thể, cua gạch chế biến rồi 200.000 đồng/kg, nghêu 25-30.000
đồng/kg… Hầu hết những người bán hàng thủy sản hoặc dịch vụ ăn uống tại đây là
dân địa phương, tính tình chân chất, thưa thưa, dạ dạ nhưng đều thiếu kỹ năng
giao tiếp khách du lịch. Tại các hàng quán “dã chiến” kia, chốc chốc rác thải
rơi rớt, vương vải tứ tung. Cảnh tượng càng xốn mắt hơn khi thấy rất nhiều xe
gắn máy, không gởi xe nơi điểm giữ xe, chạy càn xuống bãi biển, tiếng máy xe in
ỏi, bịu cát tung bay. Và đặc biệt tại Hàng Dương là thiếu…nhà vệ sinh, vấn đề
này rất kẹt cho phái nữ!
Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú Phạm Minh Cảnh (bìa trái) tiếp đoàn |
Các cựu học sinh Trường THCL Kiến Hòa tại bãi Hàng Dương |
Mang
những trăn trở trên, tôi đã gặp ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Bến Tre (ông Phương phụ trách du lịch). Ông Phương cho
biết: “Hiện nay, điểm du lịch hấp dẫn nói trên thuộc phần đất rừng phòng hộ do
Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh quản lý nhưng do các dịch vụ đón khách du lịch tại
đây tự phát, phát triển quá nhanh nên các ngành đã ngồi lại tính toán để đáp
ứng nhanh sự phát triển đó. Vì cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nên đến nay ngành du
lịch tỉnh vẫn chưa đưa du khách lữ hành đến đây. Tuy nhiên, trước bước phát
triển quá nhanh này, các ngành tỉnh đã vào cuộc như mới đây Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Bến Tre đã đến địa phương hướng dẫn lập đội bảo vệ, tập huấn
cho bà con những kỹ năng tối thiểu để tiếp khách du lịch và nhất là vấn đề xử
lý rác thải. Bên cạnh, ngành giao thông sẽ mở những điểm thoát trên đường vì
đường vào đây hẹp (xe bốn bánh gần như chỉ chạy được một làn xe ra hoặc vào),
mở rộng bãi giữ xe, tôn tạo lăng Ông tại cồn Bững để tạo thêm điểm tham quan
cho khách…; còn ngoài biển, ngành có liên quan sẽ cắm biển báo hiệu, lập đội
cứu hộ để giữ an toàn cho khách…”. Tôi hỏi anh Cao Thành Văn, bạn đi cùng:
“Theo anh, để thu hút khách đến đây, Thạnh Hải phải làm gì?”. Anh nói rằng
trước hết ở đây không nên “làm cao”, thuận mua vừa bán và nhất là vấn đề vệ
sinh nói chung”.
Cầu Ván đang khẩn trương xây dựng. |
Mặt
khác, đường về Thạnh Hải còn phải qua sông Cầu Ván, rộng hơn 200 mét (hiện qua
sông bằng phà kéo). Chiếc cầu này đang khẩn trương thi công, dự kiến giữa năm
2014 sẽ hoàn thành. Qua Cầu Ván, trước khi đến Thạnh Hải là đoạn cuối quốc lộ
57(dài khoảng 10 km, đến Thạnh Hải khoảng 3 km) với đường sá lam nham, xe chạy
dằn vật. Vì vậy, Bến Tre đã kiến nghị trung ương cấp vốn để đoạn cuối quốc lộ
này được nâng cấp hoàn chỉnh sau khi Thạnh Phú có Cầu Ván.
No comments:
Post a Comment