06/07/2018


NHỚ ANH BÙI THANH KIÊN

          Lần nói chuyện sau cùng vi anh Kiên cách đây không lâu lắm, khi anh hỏi tôi mấy bộ tự điển của anh nhờ gởi tặng thầy Đỗ Quang Triêm, Trần Minh Quới, Văn Ngọc Khôi... tôi đã trao chưa?
          i trả lời anh là tôi đã đi đến nhà trao tận tay từng người hết rồi! Nghe giọng anh rè rè, khàn khàn chắc không khỏe lắm. Tôi có hỏi chỗ anh ở để sắp tới có đi Sài Gòn thì ghé thăm. Anh cho tôi số điện thoại 01253119 xxx, rồi ngân nga một câu: “Ông cứ hẹn, nhưng ông đừng ĐỂN nhé…”.Tôi ngạc nhiên sao anh lại nổi hứng văn nghệ lên vậy và sao anh không chịu giao tiếp? Nhưng giọng cười kh khề tiếp sau đã đánh thức tinh thần “cảnh giác ngữ - nghĩa” trước tên “GIẶC LÁY” của mình. Tôi hiểu ra nh đang láy tên của mình đấy mà! Tôi rủa thầm: Tên mắc dịch, lúc nào cũng y chang như vậy. Nói láy đã thành máu thịt của anh rồi!
        Œ Hầu hết các nam nhân ở trường đều được anh đặt tên thêm tiếng đệm (trước hoặc sau tên, một hoặc vài ba từ) để nói láy “cho vui”; nhưng có khi trở thành biệt danh luôn!
         Có vốn ngôn ngữ sâu rộng, tư duy rất nhạy bén nên anh Kiên tìm từ thích hp rất nhanh, láy rất tài tình, nổi danh là “TÊN GIẶC LÁY” (đọc như “GIẶC LÁI”), “K. ĐẶT”!
         Một số người mang cái tên thật khó tìm từ thích hợp để láy (như Huệ Trinh, Sang v.v...). Vậy mà anh cũng nghĩ ra được! Tôi thì yên tâm không lo cái tên Sện mình còn không biết nghĩa là chi thì đâu có gì để ghép láy bậy bạ?! Trong một lần chuyện trò lúc nghỉ giữa buổi họp Hội đồng, có anh Kiên nên nói một hồi là có láy láy! Anh Đoàn Ngọc Diệp hôm ấy lại nhắc: “Còn ông Lê Ngọc Sện nữa nè!”.
          Anh Kiên thoáng suy nghĩ rồi nói với tôi:
         - Ông xut thân từ nhà máy luyện gang!
         - Thì đã sao?
         - Người ta luyện gang là ĐÚC gang đó!
          Anh Diệp và mấy anh kia gật gù “ĐÚC SN, ĐÚC SỆN”!? Chết danh từ đó (cho đến tận bây giờ, người dùng nhiều nhất là anh Nguyễn Hữu Huệ và Văn Ngọc Khôi!). Thôi kệ, tạm chấp nhận vậy đi, mình cũng như anh Khoe (“nhạc sĩ”),... khi kêu lên nghe cũng không có gì đáng mắc cỡ. Nếu không chịu, biết đâu anh Kiên đặt (lòi) ra một tên khác khó nghe hơn thì sao?!
Đã có nhiều anh bị khổ sở (thậm chí xấu hổ) do cái tên của mình bị láy (Thái, Công, Hải, Tài, Đình...). Lần nọ tôi dự một khóa tập huấn để dạy môn Thể dục, có các giáo sư dạy Thể dục thể thao của Trường Trung học Công lập Kiến Hòa và các trường bạn trong tỉnh. Trong giờ nghỉ xả hơi, nhiều anh bạn tụ tập lại nghe thầy T dạy Thể dục cựu trào nhất của trường mình, nêu chuyện đào tạo giáo sư Thể dục từ thời Pháp thuộc, còn kể thêm một khóa tập huấn ở Vũng Tàu, tại đó Thầy đã học và luyện tập chung với ông NORODOM SHIHANOUK (về sau lên làm quốc vương Căm-Bốt). Ở vòng ngoài, một anh nào đó phát lên: “Hèn gì trông ông thy cũng giống với người nước láng giềng”! (ám chỉ nước Lào). Chỉ có thế mà thầy T. cũng nổi xung thiên: “Ai đó, nói bậy gì vậy, muốn chết hả?!”.
         Tiếc rằng anh Kiên không biết chuyện đó và không lường hết được những phản ứng tiêu cực khi người ta bức bối chất chồng (mà không thể xóa bỏ được!)... nên xảy ra sự cố với anh Bình, người thì bị bầm con mắt, người thì bể cặp mắt kính! Ấm ức đến nỗi khi họp Hội đồng sau đó, anh Bình đã nêu rõ lý do đánh nhau với bạn cho mọi người cùng nghe: “B.T.Kiên đã kêu tên tôi là “xx”, mà “xx” có nghĩa là gì thì các anh chị nói láy lại sẽ rõ!” (các chị hết hồn luôn!).
         Thuở ấy nam sinh Trung học đệ nhị cấp phải học Quân sự học đường. Tôi được phân công một s lớp, dạy đội hình đội ngũ và đi đều bước, diễn hành...
         Trong lớp nọ có một em nam đứng đầu Tiểu đội 4, cao ráo, da sáng khá đin trai, dáng thư sinh, khi dậm chân tại chỗ hay đi đều bước một hồi thì sai nhịp với các bạn. Đầu tiên tôi gọi ra tập riêng với tôi, tự đếm để giữ nhịp chân... Vn sai hoài nên tôi kêu cán bộ lớp dn đi tập giùm, chứ đứng đầu hàng mà đi không đúng thì phía sau sẽ loạn nhịp, ở ngoài nhìn vào thấy sai rõ ràng lắm! Vậy mà một hồi lại sai, chân đặt xuống không đúng với tiếng đếm nhịp, tôi phải phạt để em cố gắng khắc phục (mỗi lần chỉ 5 cái hít đất!).
          Giờ nghỉ giữa buổi, anh Kiên lại gần hỏi tôi:
         - Ông có biết thằng đó con ai không mà ông phạt nó hoài vậy?
         - Em không biết con ai nhưng nó cứ sai hoài, đi không phù hợp với nhịp đếm. Không biết tự sửa chữa khắc phục nên phải phạt!
         - Nó tên là S. là con quan đầu Tỉnh đó. Phạt hoài nó nói ông “đì” nó, về méc ba thì coi chừng ông phải dọn đồ và bàn giao nhiệm vụ rồi rời khỏi Kiến Hòa trong vòng 48 tiếng đng h đó!
          - Phạt cũng nhẹ nhàng thôi mà anh. Nu thân thế nó như vậy, đáng lẽ nó phải có cái gien học giỏi môn này chứ?!
         Tôi không biết anh Kiên hù dọa cho vui hay vì là huynh trưởng nên lo lắng, dặn dò đàn em. Thực tế, hơn một năm sau đó có ông Trưởng ty (Lê Hồng Đ.) mỗi chiều hay vào đánh quần vợt với tụi tôi ở sân trường (chứ không chịu lên chơi trên sân cạnh vận động trường - nơi có nhiều quan chức Tỉnh đánh banh). Vì “không hạp” với quan đầu Tỉnh mà phải “đi khỏi” Kiến Hòa trong vòng 48 giờ!
*             *
*
         Ž Hồi trước năm 2000, có một cuộc họp mặt của cựu học sinh, trong lúc nói chuyện với anh, đột nhiên anh hỏi thẳng vào tôi:
          - Cô Long dạo này ra sao?
Mình thừa biết anh hỏi ai rồi, nhưng tại sao anh biết chuyện đó? Lại gọi đúng “Cô Long”?!
          - Trong chốn Võ Lâm, ai cũng gọi tại hạ là Khương Đại - Vệ! Ta Khương Đại - Vệ chứ đâu phải là Dương Quá hay Doãn Chí-Bình đâu mà các hạ hỏi Cô Long!?
         Do tôi mê võ thuật, hay bàn chuyện kiếm hiệp, phim chưởng... nên anh Huỳnh Thành-Công, Võ Đồng-Chương đặt tên tôi là Khương Đại -Vệ, nhiều anh khác thỉnh thoảng cũng hay gọi tên này (anh Tòng, anh Trinh,...). Khương Đại - Vệ và Địch Long vốn là hai diễn viên nam chính trong phim võ hiệp cổ trang THẬP TAM THAI BẢO rất nổi tiếng thời đó; nhưng Khương Đại - Vệ ốm, xấu trai hơn Địch Long (mà tôi thì đâu được như Khương Đại - Vệ!).
          - Ông thường xuyên đi lại trên chốn giang hồ, không hỏi tiểu đệ thì ta biết hỏi ai?!
          Tôi phải trả li:
         - Từ sau khi về Cổ Mộ, Long-Cô-Nương đã yên bề gia thất, có được một nam nhi...
*             *
*
          Lễ “TỐNG CU NGHINH TÂN” năm 1974 tổ chức vào buổi tối ở sân trường (trước phòng thí nghiệm và giữa 2 dãy C với D) mừng đón các giáo sư mới về trường và tiễn thầy Hiệu trưởng Trần Kim Quế ra đi nhận nhiệm vụ khác. Phần nội dung chủ yếu phía cuối của chương trình là để tạ từ thầy Hiệu trưởng cũ.      
         Tôi nhớ khi anh Kiên được mời lên lễ đài (sân khấu), Anh đã phát biu ít lời Nghinh tân - tống cựu; và kết thúc xin kể một chuyện tiếu lâm để góp vui (chuyện có tên “Cái ló không biết chừng hà!”).
         Cách thế này xem ra cũng vui và khác người, nên đến khi tôi nghỉ hưu 2008, kết thúc phn phát biểu chia tay trước các bạn đồng nghiệp (trong phòng họp). Tôi cũng xin kỷ niệm lại bằng một chuyện tiếu lâm điền dã nhẹ nhàng, d thương (tên chuyện: “Thiệt-giống y chang...”) bắt chước theo “rơ” của anh Kiên. Khi tôi k xong chuyện tiếu lâm, chẳng được bao người cười thích thú. Ôi, có lẽ mi thời một khác!?
*             *
*
          Bộ sách đ sộ “PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ - ghi chép và chú giải” dày 1.604 trang tôi chưa đọc hết. Lời anh ký tặng vẫn còn đây: “Mến tặng bạn LÊ NGỌC SN, người bạn trẻ vui tánh ngày xưa dưới mái trường Công lập” - 13/3/2016.
         Trước tôi dự định khi nghiên cứu xong sẽ hỏi thêm mạo muội trao đổi với anh một ít về phương ngữ Nam Bộ (dù gì mình cũng là dân Nam Bộ, có học Khối C và đi học ở Tây Đô nhiều năm trời...).
          Nhưng không còn cơ hội nữa rồi!
         Dầu sao với sự nghiệp đời người, anh cũng đã để lại một kho tư liệu quý, một tài sản văn hóa vô giá cho đời.
*             *
*
         Sáng 8/7/2017, lần lượt nhiều người ở nhiều nơi đổ dồn về nhà rạp cạnh Sân vận động Phú Hưng để lễ bái trước linh cửu của anh, tiễn biệt một con người tài hoa của đất Phú Hưng - Bến Tre, một nhà giáo - đồng nghiệp, một người Thầy đáng kính mến.
         Vậy là anh đã ra đi. Tôi vn hoài nhớ anh, vì với tôi, anh tạo ra nhiều kỷ niệm mà không hề lẫn với một đàn anh nào khác!
         Thay mặt nhóm cựu giáo s
ư Trung học Công lập Kiến Hòa phát biểu, lời sau cùng anh Nguyn Hữu Năng nói: “Anh Kiên ơi, anh ra đi trước rồi lần lượt cũng đến ti tui...”.
          Nghe mà nao lòng!
         Rồi mình cũng phải chết nữa sao?!
         Rồi qua bển có còn gặp lại tên GIẶC LÁI chuyên Đặt tên cho người, với bao thú vị ở tiền kiếp?!
                                                                           Lê Ngọc Sện.

Thầy Bùi Thanh Kiên và Nhà văn Vũ Hồng, Trưởng Chi nhánh Nhà Xuất bản Hội Nhà văn miền Tây Nam bộ.